Lịch sử 40 năm xây dựng và phát triển

Lịch sử 40 năm xây dựng và phát triển

 

  XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN

 

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(14/4/1976 – 14/4/2016)

ĐỀ-PÔ XE LỬA CHÍ HÒA NHỮNG NGÀY ĐẦU XÂY DỰNG

ĐẾN TRƯỚC NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4/1975 

Nói đền lịch sử xây dựng và trưởng thành của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn ngày nay, không thể không nói đến qtrình thiết lập, xây dựng các tuyến Đường sắt ở Việt Nam những ngày đầu xây dựng cuối thế kỷ XIX cùng với quá trình Thực dân Pháp tiến hành xâm lược, thống trị và khai thác thuộc địa ở nước taĐề-Pô xe lửa Sài Gòn đầu thế kỷ XX.

Tháng 11/1880 chính quyền thực dân Nam Kỳ giao cho nhà thầu Giô-rê (Joret) đảm nhận khởi công xây dựng tuyến Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Đây là tuyến Đường sắt đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, dài gần 71km, khổ đường 1m; ngoài 2 Ga đầu tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho còn có 18 điểm gồm 2 Ga chính, 11 Ga xép và 5 điểm dừng. Ngày 30/10/1882 đoạn đường này đưa vào sử dụng nhưng phải đến 3 năm sau, ngày 20/7/1885 mới chính thức khởi hành đôi tàu Sài Gòn – Mỹ Tho. Đây là giai đoạn sơ khai, Ga Sài Gòn đặt gần chợ Bến Thành (nay là Công viên 23/9), thời kỳ 1885-1889 dùng Đầu máy hơi nước và ô tô ray kéo tàu, các toa xe chở khách có  2 trục và nặng 16 tấn mỗi toa. Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/01/1913 tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho có tổng số 102 toa xe, trong đó 29 toa xe khách, 31 toa xe hàng và 42 toa công vụ.

Lịch sử ghi lại: thực hiện “Chương trình 1924” của Toàn quyền Đông Dương Mec-Lanh (MerLin). Đề-Pô xe lửa Chí Hòa (còn gọi là Đề-Pô xe lửa Sài Gòn) được xây dựng năm 1928 và hoàn thành năm 1932. Đây là nơi cung cấp, sửa chữa đầu máy, toa xe chuẩn bị cho việc thông tàu xuyên Việt vào năm 1936.

Đề-Pô xe lửa Chí Hòa thuộc Ty Cơ xa Sài Gòn rộng khoảng 80.000m2 với 3 nhà xưởng độc lập, mái vòm cong nghiêng xếp từng lớp bằng “Bê tông cốt thép” mà hiện nay vẫn còn tồn tại.

Theo tư liệu “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh” tập 1 có ghi lại “Đông Dương Cộng sản Đảng tại Sài Gòn hình thành từ tháng 7/1929 đã đi ngay vào những nơi có công nhân, thợ thủ công, giới bồi bếp … trong đó có Đề-Pô xe lửa Sài Gòn. Tại Đề-Pô tháng 3/1930 Đảng bộ Thành phố Sài Gòn Gia Định thành lập Chi bộ Đảng nằm trong tổng số 20 Chi bộ với khoảng 130 đảng viên, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy và Thành ủy. Tháng 7/1930 đại biểu của Đề-Pô xe lửa Sài Gòn đã tham gia Đại hội lần thứ I của công hội”.

Trong cao trào cứu nước giải phóng dân tộc (1939-1945) công nhân Đường sắt nói chung và công nhân Đề-Pô xe lửa Chí Hòa nói riêng tiếp tục đấu tranh tích cực chuẩn bị lực lượng để đến tháng 8/1945 cùng công nhân, nhân dân lao động cả nước vùng lên tổng khởi nghĩa cướp chính quyền.

Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về đình chiến ở Đông Dương đã chia cắt đất nước tại Vĩ tuyến 17, tuyến đường sắt xuyên Việt cũng bị chia cắt tại đây. Ở Miền Nam, Mỹ, Ngụy tập trung tái thiết Đường sắt ngoài mục đích phục vụ kinh tế, còn là phương tiện thực hiện âm mưu theo đuổi chiến tranh.

Những năm 1960-1970 trước những làn sóng đấu tranh của công  nhân các Đề-Pô Chí Hòa, Dĩ An, Tháp Chàm, Nha Trang. Ngành Hỏa xa Miền Nam luôn bị thua lỗ và đứng trước nguy cơ phải đóng cửa hoạt động. Chính quyền Sài Gòn đã chuẩn bị phương án thu hẹp hoạt động, đóng cửa các đoạn từ Long Khánh đến Sông Mao và từ Nha Trang đến Đà Nẵng …

Giai đoạn 1972-1975 cụ thể là cuối năm 1972 đầu năm 1973 công nhân Đề-Pô Chí Hòa đã cùng với công nhân các Đề-Pô khác tham gia đấu tranh quyết liệt, các Báo Điện Tín, Dân luận … đã đưa tin về cuộc đấu tranh này và nhận định những thành quả mà công nhân Hỏa xa đạt được đã phải đổi bằng xương máu.

Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, công nhân các Đề-Pô xe lửa trong đó có Đề-Pô Chí Hòa đã nhận lệnh, triển khai kế hoạch bảo vệ đầu máy, toa xe, cơ xưởng để bàn giao cho chính quyền cách mạng. 

ĐOẠN TOA XE CHÍ HÒA – XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN

       NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH LẬP (1975 – 1979) 

Sau ngày Miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 03/5/1975 đoàn cán bộ Ngành Đường sắt từ Miền Bắc vào tiếp quản đã nhanh chóng tiếp nhận Ty cơ xa Chí Hòa, đến ngày 20/9/1975 Tổng cục Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 53/TC thành lập Đoạn Đầu máy - Toa xe Chí Hòa do Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt Nam trực tiếp quản lý và lãnh đạo.

Ban lãnh đạo Đoạn Đoạn Đầu máy - Toa xe Chí Hòa thời kỳ đầu có:

Ông Nguyễn Thành Long, Bí thư Đảng ủy;

Ông Huỳnh Văn Tốt, Đoạn trưởng;

Ông Trần Văn Lộc, Thư ký Công đoàn;

Ông Hồ Kỳ Thơ, Bí thư Chi đoàn lâm thời.

Để gấp rút phục vụ nhu cầu vận tải, Ban lãnh đạo Đoạn đã nhanh chóng ổn định CBCNV toàn Đoạn hiện có lúc bấy giờ một mặt bảo quản giữ gìn trang thiết bị hiện có, một mặt nhanh chóng khôi phục li từng cơ sở vật chất, sửa chữa từng đầu máy, từng toa xe để đưa ra vận dụng.

Để phù hợp với tính chất, đặc thù sản xuất, ngày 14 tháng 4 năm 1976 Tổng cục Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 317/TC tách Đoạn Đầu máy Toa xe Chí Hòa thành 2 đơn vị: “Đoạn Đầu máy Chí Hòa” và “Đoạn Toa xe Chí Hòa” là 2 đơn vị hạch toán nội bộ, được mở tài khoản tại Ngân hàng và có dấu riêng để giao dịch, trực thuộc Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt Nam quản lý và lãnh đạo toàn diện, đến tháng 9/1976 là Ban quản lý Đường sắt III.

Ngày 14 tháng 4 năm 1976 cũng chính là mốc đánh dấu ngày ra đời của của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn ngày nay.

Đoạn Toa xe Chí Hòa có nhiệm vụ:

- Tổ chức quản lý và vận dụng các loại toa xe của Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt Nam giao, phục vụ yêu cầu vận tải của Ban chỉ huy.

- Tổ chức bảo dưỡng, khám hãm, làm dầu và sửa chữa định kỳ các loại toa xe theo kế hoạch của Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt nam giao với chất lượng tốt, giá thành hạ.

- Quản lý và sử dụng tốt các máy móc, thiết bị, phương tiện khác của Đoạn.

Từ ngày đầu thành lập, Đoạn Toa xe Chí Hòa với cơ sở sản xuất là một xa xưởng lợp tôn (tole), diện tích 3.900m2 được dựng lên từ thời kỳ Pháp thuộc, qua thời Mỹ – Ngụy cho đến khi chính quyền Cách mạng tiếp quản. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu có một số thiết bị cơ khí, dụng cụ cũ kỹ với 93 CB CNV trong đó có 60 công nhân lao động trực tiếp; với năng lực sửa chữa hàng tháng 1 toa xe khách và 1,5 toa xe hàng. Đoạn trực tiếp quản lý 02 Trạm khám và sửa chữa toa xe là Trạm Khám xe Sài Gòn và Trạm khám xe Biên Hòa.

Ngày 27/8/1976, Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam ban hành Quyết định số 869/QĐ-CB và Công văn số 200/LĐTL chuyển 41 CB CNV gián tiếp và 164 CNV trực tiếp (trong đó có số CB CNV tiếp nhận từ tháng 4/1976) từ Đọan Đầu máy Toa xe Chí Hòa sang Đoạn Toa xe Chí Hòa.

Với lực lượng nhân lực được điều động trên cùng một số cán bộ được điều từ Miền Bắc vào, ngày 10/9/1976 ông Phan Hữu Trí, Giám đốc Đoạn Toa xe Chí Hòa đã ký Quyết định số 14/QĐ-TC về việc tổ chức sắp xếp lại các Phòng ban, Phân xưởng, Đội, Trạm thuộc Đoạn Toa xe Chí Hòa để quản lý họat động sản xuất bao gồm 222 CBCNV (58 lao động gián tiếp và 164 lao động trực tiếp), cụ thể:

          * Lãnh đạo Đoạn:

-Bí thư Đảng ủy:   Ông Phan Hồng Giỏi;

-Đoạn trưởng:       Ông Phan Hữu Trí;

-Đoạn phó:                    Ông Trần Kiếm và ông Phan Hồng Giỏi;

-Thư ký Công đoàn chuyên trách:     Ông Dương Minh Châu;

-Bí thư Đoàn Thanh niên lâm thời:  Ông Võ Sáu.

* Các phòng tham mưu (07 phòng) gồm:

          1. Phòng Nhân sự Tiền lương: Gồm 09 CBCNV do ông Huỳnh Phước Thiện làm Trưởng phòng;

          2. Phòng Tài vụ: Gồm 07 CBCNV do ông Hàng Chức Nguyên làm Trưởng phòng;

          3. Phòng Kế hoạch:  Gồm 02 CBCNV (chưa có trưởng phó phòng);

          4. Phòng Vật tư: Gồm 12 CBCNV do ông Nguyễn Văn Định làm Trưởng phòng;

          5. Phòng Kỹ thuật: Gồm 03 CBCNV do ông Trần Tử Chương, Phó phòng phụ trách phòng;

          6. Phòng Bào vệ quân sự: Gồm 07 CBCNV do ông Phạm Văn Cương làm Trưởng phòng;

          7. Phòng Hành chính Quản trị: Gồm 05 CBNV do ông Phạm Văn Long làm Trưởng phòng.

          * Các đơn vị trực tiếp xản xuất (06) đơn vị gồm:

          1. Phân xưởng Sửa chữa toa xe: Gồm 23 CBCNV do ông Phạm Công Suổi giữ nhiệm vụ Quản đốc;

          2. Phân xưởng Cơ khí:  Gồm 41 CBCNV do ông Nguyễn Nhật Tân giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Nguyễn Văn Đỉnh giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc;

          3. Phân xưởng Cơ điện và Kiến thiết cơ bản:  Gồm 23 CBCNV do ông Lê Văn Tốt giữ nhiệm vụ Quản đốc;

          4. Đội Cứu viện:  Gồm 07 CBCNV do ông Võ Sáu giữ nhiệm vụ đội trưởng, ông Cao Văn Thuận giữ nhiệm vụ Đội phó;

          5. Trạm Khám xe Sài Gòn: Gồm 42 CBCNV do ông Đoàn Văn Mạnh giữ nhiệm vụ quyền Trạm trưởng;

           6. Trạm Khám xe Mương Mán:  Gồm 11 CBCNV do ông Nguyễn Văn Phan phụ trách.

          Tháng 10/1976 Đoạn Toa xe Chí Hòa tiếp nhận 04 đơn vị với 125 CBCNV từ Đoạn Đường sắt II Nha Trang chuyển giao bao gồm:

1. Phân xưởng Sửa chữa Toa xe Tháp Chàm do ông Nguyễn Văn Chánh giữ nhiệm vụ Xưởng trưởng;

2. Trạm Khám xe Tháp Chàm do ông Hồ Lãng giữ nhiệm vụ Trạm trưởng;

3. Trạm Khám xe Nha Trang do ông Hùynh Cẩm giữ nhiệm vụ Trạm trưởng;

4. Trạm Khám xe Quy Nhơn – Diêu Trì do ông Hồ Nhiên giữ nhiệm vụ Trạm trưởng, ông Đoàn Cửu giữ nhiệm vụ Trạm phó. Nhưng đến tháng 11/1976 Tổng Cục Đường sắt đã có Công điện số 284B ngày 20/ 11/ 1976, yêu cầu Đoạn Toa xe Chí Hòa bàn giao Trạm Khám xe Quy Nhơn-Diêu Trì bao gồm 19 CBCNV cho Ban Quản lý Đường sắt II kể từ ngày 01/12/1976.

Như vậy tính đến tháng 12/1976 Đoạn Toa xe Chí Hòa có 328 CB CNV được tổ chức thành 06 phòng tham mưu chức năng và 09 đơn vị trực tiếp sản xuất .

Trong thời gian này, có thể nói đây là giai đoạn thật sự khó khăn của Đoạn Toa xe Chí Hòa; văn phòng làm việc không có, phải sử dụng các toa xe 2 trục cũ kỹ, chật chội, nóng bức làm nơi làm việc của Đảng ủy, Giám đốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên… các Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Nhân sự tiền lương… đặt bàn san sát nhau ở ngôi nhà thấp của Xa xưởng. Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc là vậy nhưng Đoạn Toa xe Chí Hòa ngoài nhiệm vụ quản lý, vận dụng các loại toa xe phục vụ yêu cầu vận tải, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ các loại toa xe theo kế hoạch …còn phải đảm nhận  nhiệm vụ rất nặng nề đó là: Chuẩn bị những toa xe thật tốt, đặc biệt là cải tiến hệ thống hãm chân không (vẫn dùng ở Miền Nam) thành hãm gió ép để thống nhất về kỹ thuật trong cả nước để lập đoàn tàu phục vụ thông xe tuyến Đường sắt Thống nhất đảm bảo tuyệt đối an toàn các mặt theo đúng kế hoạch.

Chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Sự kiện chính trị quan trọng của Ngành Đường sắt Việt nam là thông tàu tuyến Đường sắt Thống nhất Bắc Nam đúng dự kiến. Ngày 31/12/1976 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải đã làm Lễ khánh thành thông xe Đường sắt Thống nhất. Tại ga Sài Gòn (bây giờ là Công viên 23/9), đồng chí Nguyễn Tường Lân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó ban chỉ đạo công trường khôi phục Đường sắt Thống nhất đọc báo cáo tổng kết; đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cắt băng cho đoàn tàu chạy ra Hà Nội. Đoàn tàu do 2 Trưởng tàu Nguyễn Văn Ba và Nguyễn Hồng Nhi thuộc Đoạn công tác trên tàu Sài Gòn, thợ áp tải kiểm tu, thợ điện do Đoạn Toa xe Chí Hòa phụ trách, đã đưa đoàn tàu đến Ga Hà Nội an toàn.

Năm 1977 vừa thực hiện nhiệm vụ vừa củng cố và phát triển. Đoạn Toa xe Chí Hòa được tuyển dụng lao động, tổ chức học tập chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ sản xuất. Đến tháng 9/1977 tổng số CB CNV của Đoạn có 773 người, làm hai nhiệm vụ cơ bản:

- Niên tu toa xe khoảng 400 xe/năm (cả toa xe khách và toa xe hàng);

- Sửa chữa áp tải các toa xe trên các đoàn tàu khách thống nhất, địa phương và Vận dụng toa xe từ Sài Gòn đến đầu ghi Nam Ga Diêu Trì (dài 630 km), được tổ chức bằng các Trạm khám chữa toa xe: Sài Gòn, Mương Mán, Tháp Chàm, Nha Trang Tuy Hòa.

Những năm liền kề tiếp theo do nhu cầu vận tải phục vụ hành khách ngày càng tăng, Ngành Đường sắt đã nhập về nhiều loại toa xe và giao cho Đoạn Toa xe Chí Hoà quản lý như những năm 1978 – 1979 hơn 90 toa xe Rumani các loại, năm 1979 – 1980 nhập 14 xe Ấn Độ các loại; đặc biệt là tiếp nhận 15 toa xe Thiếu niên tiền phong (1HC + 1HL + 1 trưởng tàu + 3 toa nằm và 9 toa ghế ngồi) do Nhà máy Toa xe Dĩ An thiết kế và chế tạo từ phong trào “Kế hoạch nhỏ Thiếu niên tiền phong” công trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn và Tổng cục Đường sắt (1978).

Ngày 05/3/1979, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 443/QĐ-GTVT về việc thành lập Nhà máy Đầu máy Tháp Chàm trên cơ sở sáp nhập Nhà máy Đầu máy Hữu Nghị với Phân đoạn Sửa chữa Toa xe Tháp Chàm. Đây chính là tiền thân của Xí nghiệp Vận dụng Toa xe hàng Sài Gòn cho đến tháng 12/2014.

 

ĐOẠN TOA XE CHÍ HÒA – XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN 

             THỜI KỲ (1979 – 1990) 

Nhiệm vụ chính trị ngày càng nặng nề, kế hoạch sản xuất năm sau cao hơn năm trước, nhưng bằng trách nhiệm và cái tâm của mình, Xí nghiệp đã cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể năm 1976 hoàn thành 113%, năm 1977 hoàn thành 125%, năm 1978 hoàn thành 127% … Với những nỗ lực đã đạt được, năm 1979 Đoạn Toa xe Chí Hòa được Chính phủ tặng Cờ luân lưu và năm 1980 vinh dự được Nhà nước tặng thưởng HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG III.

Do tình hình hành khách đi tàu địa phương khu đoạn Sài Gòn – Quy nhơn quá phức tạp, nạn củi gỗ các ga dọc đường ném lên tàu bừa bãi uy hiếp đến ATCTATHK. Đoạn Toa xe Chí Hoà đã có sáng kiến thực hiện một “đoàn tàu rọ” với các cửa sổ toa xe được gắn bằng những tấm lưới thép sắt  Ø 12 để ngăn chặn tình trạng ném củi gỗ lên tàu. Tháng 7/1982 Quận đường sắt III đã quyết định chuyển 2 tổ công tác trên tàu “CT3 (tổ tàu Trần Quang Điệp và tổ tàu Châu Văn Còn) của Đoạn CT3 Sài Gòn về làm việc ở Đoạn Toa xe Chí Hòa để phụ trách đoàn tàu rọ nói trên. Để quản lý 02 tổ tàu này, ngày 23/7/1982 Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 160/QĐ-TX thành lập Phòng CT3 và điều động ông Vũ Đình Minh, Phó Quản đốc Phân xưởng sản xuất phụ nhận nhiệm vụ Trưởng phòng CT3.

*. Ngày 08/6/1983, Tổng cục Đường sắt đã ban hành Quyết định số 229/ĐS - TC sáp nhập Đoạn CT3 Sài Gòn vào Đoạn Toa xe Chí Hòa với gần 400 CBCNV.

Sau khi tiếp nhận Đoạn CT3SG, ông Vũ Đình Minh nhận nhiệm vụ Phân đọan phó Phân đoạn Vận dụng CT3Sài Gòn đến ngày 18/7/1984 ông Minh nhận nhiệm vụ Phó phòng Vật tư theo Quyết định điều động số 181/ĐTX-NS của Giám đốc Đọan Toa xe Chí Hòa.

Ngày 30/12/1983 theo Quyết định số 908/ĐS-TC của Tổng cục Đường sắt, đã đổi tên các đơn vị mang tên Đoạn thành Xí nghiệp. Trong đó có Đoạn Toa xe Chí Hòa được đổi tên thành XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN cho đến ngày nay.

Kể từ khi tiếp nhận Đoạn CT3 Sài Gòn, ngoài nhiệm vụ chính như Quyết định 317/TC, XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính nữa là quản lý, phục vụ trên các đoàn tàu khách thống nhất TN1/2, TN3/4 …,tàu khách địa phương SĐ (Sài Gòn - Đà Nẵng), DS (Sài Gòn - Quy Nhơn), Ôtô ray (Sài Gòn - Nha Trang)…và tàu hàng. Quản lý thêm Phòng Nghiệp vụ vận tải và 02 đơn vị trực tiếp sản xuất là Trạm CT3 Sài Gòn và Trạm CT3 Nha Trang (tháng 3/1994 giải thể).

*. Về Phòng Nghiệp vụ vận tải được thành lập ngay sau ngày Đoạn CT3 Sài Gòn sáp nhập về Xí nghiệp, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Xí nghiệp quản lý về nghiệp vụ vận tải, công tác chạy tàu, vận chuyển hành khách, hàng hóa do ông Phạm Quang Phương, Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng và ông Bùi Văn Hà làm Phó phòng đến tháng 3/1989 ông Hà nhận nhiệm vụ quyền Trạm trưởng Trạm tàu hàng thuộc Phân đoạn Toa xe hàng Sóng Thần.

Tháng 10/1989, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định thành lập phòng Vận dụng - Nghiệp vụ trên cơ sở sáp nhập phòng Nghiệp vụ vận tải với phòng Vận dụng do ông Hà Văn Tịnh làm Trưởng phòng. Đến ngày 01/10/1999, theo Quyết định số 174/QĐ-TCLĐ Phòng Nghiệp vụ vận tải được thành lập lại trên cơ sở tách từ phòng Vận dụng - Nghiệp vụ và giao ông Vũ Quyết Thắng, Phó Giám đốc phụ trách vận tải kiêm nhiệm vụ Trưởng phòng.

Ngày 01/7/2000, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 162/QĐ-TCLĐ bổ nhiệm ông Đỗ Thành Chương kỹ thuật viên Phòng Nghiệp vụ vận tải giữ nhiệm vụ Phó phòng. Đến ngày 01/6/2001 được giao nhiệm vụ Phụ trách phòng theo Quyết định số 420/QĐ-TCLĐ ngày 23/5/2001. Đến ngày 25/11/ 2004, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 379/QĐ-TXSG-TCLĐ điều động ông Chương nhận nhiệm vụ Trạm phó Trạm CT3 Sài Gòn.

Ngày 09/7/2004, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 198QĐ/TXSG-TCLĐ điều động ông Đào Văn Sơn, Trạm trưởng Trạm CT3 Sài Gòn nhận nhiệm vụ Trưởng phòng Nghiệp vụ vận tải kể từ ngày 15/7/2004. Đến ngày 16/01/2015, ông Sơn nhận nhiệm vụ tại Đoàn Tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

Tháng 7/2007, Sau khi giải thể Xí nghiệp toa xe khách Đà Nẵng để sáp nhập vào Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn. Giám đốc đã bổ nhiệm ông Phan Văn Thể nguyên Phó phòng Kỹ thuật-Nghiệp vụ Xí nghiệp Toa xe khách Đà Nẵng giữ nhiệm vụ Phó phòng kể từ ngày 01/8/2007 đến ngày 15/4/2010, ông Thể được điều động nhận nhiệm vụ Trạm phó Trạm CT3ĐN.

Ngày 08/10/2008, Giám đốc Xí nghiệp đã ban hành quyết định số 595/QĐ-TXSG, điều động ông Trần Hoàng Sơn, Phó Quản đốc Phân xưởng chế biến phục vụ ăn uống trên tàu nhận nhiệm vụ Phó phòng Nghiệp vụ vận tải kể từ ngày 10/10/2008 đến ngày 01/6/2011, ông Sơn nhận nhiệm vụ Trạm phó Trạm CT 3 Sài gòn.

Ngày 30/5/2011, Giám đốc ký Quyết định số 261/QĐ-TXSG điều động ông Nguyễn Duy Hùng, Trạm phó Trạm CT3SG nhận nhiệm vụ phó phòng nghiệp vụ vận tải kể từ ngày 01/06/2011 đến ngày 01/8/2011 ông Hùng xin nghỉ việc.

Ngày 01/6/2012, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 350/QĐ-TXSG, điều động ông Phạm Văn Bảy, Trạm phó Trạm CT3 Sài gòn nhận nhiệm vụ Phó phòng Nghiệp vụ vận tải kể từ ngày 01/6/2012 đến ngày 01/4/2013 nhận nhiệm vụ Trạm trưởng Trạm CT 3 Sài gòn.

Ngày 30/3/2013, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 238, bổ nhiệm ông Chu Tấn Tài, kỹ thuật viên Phòng Nghiệp vụ vận tải giữ nhiệm vụ Phó phòng Nghiệp vụ vận tải kể từ 01/4/2013 cho đến ngày 16/01/2015, ông Tài nhận nhiệm vụ tại Đoàn Tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

*. Trạm CT3SG là đơn vị trực tiếp tổ chức quản lý và điều hành các Tổ tàu phục vụ vận tải hành khách đi tất cả các đoàn tàu khách Thống nhất, tàu địa phương. Ngay thời điểm chuyển giao tháng 6/1983 do ông Nguyễn Hộ giữ nhiệm vụ Quyền Trạm trưởng. Đến tháng 7/1983, sau khi ông Nguyễn Hộ được điều động nhận nhiệm vụ Trưởng phòng Hành chính, ông Nguyễn Thanh Vân, Phó Giám đốc được cử kiêm nhiệm Trạm trưởng Trạm CT3 Sài Gòn đến tháng 9/1983 ông Vân chuyển công tác đến Cảng biển Sài Gòn.

          Từ tháng 10/1983, ông Trần Xuân được bổ nhiệm chức vụ Trạm trưởng Trạm CT3 Sài Gòn, đến tháng 01/1988, ông Xuân được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc kiêm Trạm trưởng, đến tháng 4/1992, ông Xuân thôi kiêm nhiệm Trạm trưởng để nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách tổng hợp kiêm Trưởng phòng HCTH.

Ngày 01/11/1983, Giám đốc Công ty vận tải Đường sắt V đã ký Quyết định số 1237/QĐ-CB-ĐS5 bổ nhiệm ông Vũ Công Sỹ giáo viên Trường nghiệp vụ Đường sắt giữ nhiệm vụ Phân đọan phó Phân đọan CT3 Sài Gòn. Đến ngày 09/5/1987 Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 133/TX-TCLĐ điều động ông Sỹ giữ nhiệm vụ Trạm phó Trạm CT3 Sài Gòn. Đến ngày 15/4/1992 ông Sỹ được bổ nhiệm Trạm trưởng theo Quyết định số 85/TX-TCLĐ cho đến ngày 01/3/1994 ông Sỹ nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn theo Quyết định số 49/TCCB/LH3 ngày 19/02/1994 của Giám đốc XNLHĐS III. 

Ngày 10/6/1988 Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 182/TX-TCCB, bổ nhiệm ông Đào Văn Sơn kỹ thuật viên Phòng Nghiệp vụ vận tải nhiệm vụ Trạm phó Trạm CT3 Sà Gòn. Đến ngày 01/01/1995, Giám đốc Xí nghiệp đã bổ nhiệm ông Sơn chức vụ Trạm trưởng theo Quyết định số 296/TC-CB ngày 01/01/1995 cho đến ngày 15/7/2004, ông Sơn nhận nhiệm vụ Trưởng phòng Nghiệp vụ vận tải.

Ngày 09/6/1992, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 176/TX-TCLĐ, bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng tàu khách giữ nhiệm vụ Trạm phó. Đến ngày 13/4/1994, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 67/TX-TC bổ nhiệm ông Thanh giữ chức vụ Trạm trưởng cho đến tháng 12/1994 ông Thanh nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn.

Ngày 13/4/1994, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Nhạc, trưởng tàu khách giữ nhiệm vụ Trạm phó đến ngày 01/4/1996, ông Nhạc được điều động nhận nhiệm vụ Phó chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp theo Quyết định số 59/TC-QĐ ngày14/3/96 của Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn.

Ngày 01/01/1995, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 295/TC-CB bổ nhiệm ông Lưu Hữu Tình, trực ban Trạm CT3 Sài Gòn giữ nhiệm vụ Trạm phó. Ngày 28/9/2005, ông Tình được Giám đốc Xí nghiệp giao nhiệm vụ Quyền trạm trưởng theo Quyết định số 317/QĐ-TXSG-TCLĐ, đến ngày 18/10/2005, ông Tình được bổ nhiệm giữ chức vụ Trạm trưởng theo Quyết định số 351/QĐ-TXSG cho đến ngày 01/04/2012, ông Tình nhận nhiệm vụ Phó Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ vận tải và kinh doanh tổng hợp Đường sắt Sài Gòn.

Ngày 04/10/1995, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 291/QĐ/TX-TCLĐ sáp nhập Trạm CT3 Sài Gòn và Trạm phục vụ ăn uống trên tàu Sài Gòn thành Trạm Công tác Phục vụ trên tàu Sài Gòn do ông Đào Văn Sơn làm Trạm trưởng; ông Nguyễn Tiến Luật (nguyên Trạm trưởng Trạm phục vụ ăn uống), ông Nguyễn Thành Nhạc, ông Lưu hữu Tình và bà Nguyễn Thị Ánh Hồng làm Trạm phó.

Ngày 10/5/1999, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 94/QĐ-TCLĐ bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Bằng, trưởng tàu khách giữ nhiệm vụ Trạm phó.

Ngày 30/8/2001, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 203/QĐ-TCLĐ bổ nhiệm ông Phạm Văn Trác giám sát viên Phòng Nghiệp vụ vận tải giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/9/2001 đến ngày 01/6/2007 ông Trác nghỉ hưu trí.

Ngày 15/7/2004, Ông Vũ Quyết Thắng, Phó Giám đốc phụ trách vận tải được Giám đốc giao kiêm nhiệm Trạm trưởng Trạm CT3 SG đến ngày 28/9/2005.

Ngày 25/11/2004, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 379/QĐ-TXSG-TCLĐ điều động ông Đỗ Thành Chương, Phó phòng Nghiệp vụ vận tải giữ nhiệm vụ Trạm phó cho đến ngày 01/10/2005 ông Chương được điều động và bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Hành chính tổng hợp.

Ngày 28/9/2005, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 318/QĐ-TXSG-TCLĐ bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Hùng, Trực ban Trạm CT3 Sài Gòn giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/10/2005 đến ngày đến 01/6/2011, ông Hùng nhận nhiệm vụ Phó phòng nghiệp vụ vận tải.

Ngày 30/5/2007, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 218/QĐ-TCLĐ bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Minh Hường là chuyên viên Trạm CT3 Sài Gòn giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/6/2007 đến ngày 01/01/2013 bà Hường được điều động nhận nhiệm vụ công tác Đảng tại Văn phòng Đảng ủy Công ty.

Theo quyết định số 596/QĐ-TXSG ngày 08/10/2008, ông Đoàn Long, Giám đốc Xí nghiệp đã bố trí ông Hoàng Vũ quyền Quản đốc Phân xưởng Chế biến phục vụ ăn uống trên tàu nhận nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 10/10/ 2008, đến ngày 20/7/2010, ông Vũ được điều động bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Hành chính tổng hợp.

Ngày 30/5/2011, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 260/QĐ-TCCB điều động ông Trần Hoàng Sơn, Phó phòng Nghiệp vụ vận tải nhận nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/6/2011 cho đến ngày 16/01/2015 ông Sơn nhận nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

Ngày 11/6/2011, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 303/QĐ-TXSG bổ nhiệm và điều động Phạm Văn Bảy, chuyên viên Bảo hộ lao động Phòng Tổ chức cán bộ lao động giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 15/6/2011, đến ngày 01/6/2012, ông Bảy được điều động nhận nhiệm vụ Phó phòng Nghiệp vụ vận tải.

Ngày 07/3/2012, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 139/QĐ-TXSG giao ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Giám đốc kiêm nhiệm Trạm trưởng Trạm CT3 Sài Gòn kể từ ngày 10/3/2012 cho đến ngày 31/3/2013.

Ngày 30/3/2013, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 239/QĐ-TXSG bổ nhiệm ông Phạm Văn Bảy, phó phòng Nghiệp vụ vận tải nhận nhiệm vụ Trạm trưởng Trạm CT3 Sài Gòn kể từ ngày 01/4/2013 cho đến ngày 16/01/2015 ông Bảy nhận nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam

Ngày 30/5/2012, Giám đốc ký Quyết định số 349/QĐ-TXSG bổ nhiệm và điều động Hoàng Kim Sinh kỹ thuật viên phòng Nghiệp vụ vận tải nhận nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/6/2012 cho đến ngày 16/01/2015 ông Sinh nhận nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

 

 

 

 

 

 

*. Tháng 5/1984, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt ký Quyết định bổ nhiệm ông Trần Công Bình là Phó Giám đốc Xí nghiệp giữ chức vụ Quyền Giám đốc từ tháng 5/1984 đến tháng 4/1985 chính thức bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn. Đến ngày 01/7/1996 ông Trần Công Bình nghỉ chế độ hưu trí.

Phó Giám đốc Xí nghiệp thời kỳ này có các ông:

-Ông Lê Quang Nhu (đến tháng 5/1984 nghỉ chế độ hưu trí);

-Ông Lê Văn Tốt (đến tháng 4/1989 nghỉ chế độ hưu trí);

-Ông Phạm Quang Phương (đến năm 1989 chuyển công tác);

-Ông Nguyễn Căn (đến tháng 4/1990 chuyển công tác);

-Ông Nguyễn Văn Minh (đến tháng 5/1993 chuyển công tác);

-Ông Trần Văn Xuân (đến tháng 9/1993 chuyển công tác);

-Ông Nguyễn Văn Dũng (đến tháng 12/1994 nghỉ chế độ hưu trí);

-Ông Nguyễn Văn Hải (bổ nhiệm Phó Giám đốc từ tháng 10/1993);

-Ông Vũ Công Sỹ (bổ nhiệm Phó Giám đốc từ tháng 02/1994);

-Ông Nguyễn Văn Thanh (bổ nhiệm Phó Giám đốc từ tháng 12/1994);

-Ông Vũ Quyết Thắng (bổ nhiệm Phó Giám đốc từ tháng 4/1996).

 

 

* Tháng 3/1986 Xí nghiệp tiếp nhận Trạm CT3 Diêu Trì, đến ngày 05/8/1987 theo quyết định số 1390/QĐ-TCCB của Bộ Giao thông vận tải và Quyết định không số của Tổng cục Đường sắt, Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn đã ra Quyết định số 272 /TX ngày 20/8/1987 bàn giao Trạm Trạm CT3 Diêu Trì cho Xí nghiệp Ga tàu Đường sắt IV và Quyết định số 273/TX ngày 20/8/1987 bàn giao Trạm Khám xe Quảng Ngãi và Trạm khám xe Diêu Trì cho Xí nghiệp Đầu máy - Toa xe Đà Nẵng.

Thực hiện Quyết định số 32/TC ngày 15/01/1988 của Tổng cục Đường sắt Xí nghiệp tiếp tục chuyển giao nguyên trạng cơ sở vật chất và nhân lực 03 Trạm khám xe: Trạm khám xe Tháp Chàm, Nha Trang và trạm khám xe Tuy Hòa sang Nhà máy Toa xe Tháp Chàm (tức Xí nghiệp Vận dụng Toa xe hàng Sài Gòn sau này).

Cũng trong thời gian này, cơ sở vật chất, khu vực làm việc của Xí nghiệp đã dần từng bước được cải tạo, nâng cấp ngày một khang trang hơn. Ngôi nhà 1 trệt, l lầu được xây dựng để lãnh đạo Xí nghiệp và các phòng tham mưu làm việc. Mặt bằng sản xuất được mở rộng; các phân xưởng, Trạm cũng được xây dựng thêm phòng làm việc … và kế hoạch giao cũng được nâng lên từ sửa chữa nhỏ 100 toa xe khách và 300  toa xe hàng đến 200 toa xe khách và trên 400 toa xe hàng/năm.

 

 

XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN

15 NĂM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1990 - 2005)

 

 

 

 

 

 

Hòa nhập với công cuộc đổi mới của Ngành Đường sắt, cuối năm 1989 lãnh đạo Xí nghiệp đã sắp xếp lại công tác tổ chức sản xuất: Với tinh thần tinh giảm các đầu mối: Từ 12 phòng tham mưu nghiệp vụ xuống còn 6 phòng; từ 8 đơn vị trực tiếp sản xuất còn 5 đơn vị. Đến tháng 4/1990 theo Quyết định của Tổng cục Đường sắt, Xí nghiệp đã chuyển giao nguyên trạng cơ sở vật chất, nhân lực của Phân đoạn Vận dụng Toa xe hàng Sóng Thần và Trạm Khám chữa Toa xe Mương Mán sang Nhà máy Toa xe Tháp Chàm.

Tthời điểm này, ngoài nhiệm vụ phục vụ vận tải hành khách, Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn chỉ còn quản lý vận dụng, sửa chữa nhỏ các loại toa xe khách và một số toa xe hàng dùng làm toa hành lý kết vào đoàn tàu khách.

* Tháng 6/1991 theo quyết định số 208 của Xí nghiệp Liên hợp Vận tải ĐSKV III, Xí nghiệp giao 02 ram tàu SN cùng 29 CBCNV sang Hạt Vận chuyển Sài Gòn – Mương Mán (Xí nghiệp vận tải Đường sắt Sài Gòn sau này).

* Để tập trung quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, phù hợp với xu hướng phát triển toàn Ngành, ngày 15/7/1993 Liên hiệp ĐSVN đã ban hành Quyết định số 290/ĐS - TC chuyển Trạm Phục vụ hành khách Sài Gòn (phục vụ ăn uống trên tàu) cùng 136 CBCNV được tách ra từ Công ty dịch vụ du lịch Đường sắt Sài Gòn về Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn quản lý để thành lập Trạm phục vụ ăn uống do ông Nguyễn Tiến Luật làm Trạm trưởng, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng làm Trạm phó Đến ngày 04/10/1995, Giám đốc Xí nghiệp Quyết định sáp nhập Trạm phục vụ ăn uống trên tàu vào Trạm Công tác trên tàu Sài Gòn và cử ông Đào Văn Sơn giữ nhiệm vụ Trạm trưởng, các ông bà Nguyễn Tiến Luật, ông Nguyễn Thành Nhạc và Nguyễn Thị Ánh Hồng làm trạm phó đến ngày 01/10/2002 bà Hồng nghỉ hưu trí.

* Do tình trạng than củi lên tàu uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu và tai nạn hành khách cũng như việc làm ăn không hiệu quả kéo dài của đôi tàu địa phương SQ (Sài Gòn – Quy Nhơn). Thực hiện chỉ đạo của Xí nghiệp Liên hợp vận tải ĐSKV III tại văn bản số 61 ngày 15/3/1994, Xí nghiệp đã giải thể Trạm CT3   Nha Trang.

 

 

*. Tháng 6/1996, Tổng Giám đốc Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam đã ký Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hải là Phó Giám đốc Xí nghiệp giữ chức vụ Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn kể từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/10/2007 ông Nguyễn Văn Hải nghỉ chế độ hưu trí.

Phó Giám đốc Xí nghiệp thời kỳ này có các ông:

-Ông Vũ Công Sỹ (đến tháng 4/2007 nghỉ chế độ hưu trí);

-Ông Nguyễn Văn Thanh (đến tháng 5/1999 thôi PGĐ);

-Ông Vũ Quyết Thắng;

-Ông Đoàn Long (bổ nhiệm Phó Giám đốc từ tháng 02/2001);

-Ông Nguyễn Duy Phương (chuyển đến từ XNTXK ĐN tháng 7/2007).

 

 

*. Đặc biệt, trong thời kỳ này có những công việc tưởng chừng như không thể thực hiện nổi từ ý tưởng phục vụ hành khách trên tàu bằng suất ăn được chế biến sẵn. Những tháng cuối năm 1996 Tổng Giám đốc LHĐSVN đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Xí nghiệp nghiên cứu đề xuất giải pháp để thực hiện. Sau  gần một năm mày mò nghiên cứu thử nghiệm, kể cả phải đi học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đến tháng 9/1997 những suất ăn chế biến sẵn đã được đưa lên tàu để phục vụ hành khách. Với kết quả thành công này, tháng 01/1998 Liên hiệp ĐSVN quyết định tất cả các ram tàu S1/2 (chạy hành trình 34 giờ) đều phục vụ hành khách ăn trên tàu bằng suất ăn chế biến sẵn. Tiếp tục sau đó, đến 01/9/1998 các mác tàu khách chính Bắc Nam đã được phục vụ hành khách bằng suất ăn chế biến sẵn (áp dụng cho toàn Ngành).

* Để quản lý điều hành công việc chế biến xuất ăn phục vụ hành khách đi tàu, ngày 15/5/1998, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 97/QĐ-TC thành lập  Phân xưởng Chế biến xuất ăn trên tàu trên cơ sở sáp nhập các tổ sản xuất thức ăn phục vụ hành khách, tổ túi dụng cụ, tổ sản xuất nước tinh khiết, tổ giặt ủi và điều động ông Đoàn Long, Quản đốc Phân xưởng Chỉnh bị làm Quản đốc, ông Nguyễn Tiến Luật, trạm phó trạm CT3 Sài Gòn làm Phó Quản đốc đến 12/2003 ông Luật được bổ nhiệm Quản đốc cho đến ngày 01/7/2007 ông Luật nghỉ chế độ hưu trí.

Ngày 05/12/2003, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 21/QĐ-TX-TCLĐ, bổ nhiệm ông Trần Lê Đức chuyên viên bảo hộ lao động Phòng Tổ chức cán bộ lao động giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc Phân xưởng đến tháng 8/2005 ông Đức được điều động nhận Quyền Quản đốc Phân xưởng Bổ trơ vận tải. Ngày 30/10/2006 Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 390/QĐ-TXSG, bổ nhiệm ông Hoàng Vũ chuyên viên phòng Kế hoạch - Vật tư giữ nhiệm vụ phó Quản đốc Phân xưởng Chế biến xuất ăn trên tàu kể từ ngày 01/11/2006.

*. Ngày 19/6/2000, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 147/QĐ-TCLĐ tiếp nhận nguyên trạng Khách sạn Hải Vân Bắc tại 126 đường Lê Duẩn T/p Hà Nội cùng 12 CBCNV của Trạm và thành lập Trạm Lưu trú Hải Vân Bắc để bố trí cho CBCNV các tổ tàu có nơi ngủ nghỉ khi tàu đình lưu tại Hà Nội. Đây nguyên thủy là Khách sạn Hải Vân Bắc thuộc Công ty Dịch vụ du lịch Đường sắt Sài Gòn được LHĐS Việt Nam chuyển giao cho Xí nghiệp Liên hợp Đường sắt 3 theo Quyết định số 596/QĐ-TCCB-LĐ ngày 25/5/2000.

Ngay sau khi tiếp nhận và thành lập Trạm lưu trú Hải Vân Bắc, ngày 19/6/2000, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 149/QĐ-TCLĐ, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Thanh cán bộ của trạm giữ nhiệm vụ Trạm trưởng cho đến ngày 16/01/2015, Trạm Lưu trú Hải Vân Bắc được chuyển giao cho Chi nhánh Vận tải Miền Bắc thuộc Công ty vẫn tải hành khách Sài Gòn quản lý.

Song song với việc phát triển toàn ngành Đường sắt, nhiệm vụ của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn ngày càng thêm nhiều hơn; số lượng toa xe khách được phân bổ để quản lý tăng lên (năm 1989: trên 135 xe, đến cuối năm 2005 là 345 xe); số đôi tàu khách Thống nhất Bắc Nam được lập thêm và thời trình được rút ngắn liên tục từ 48 giờ (9/9/1989) xuống còn 29 giờ (01/12/2004); toa xe thế hệ II đóng mới là những toa điều hoà không khí, thiết bị phục vụ hành khách luôn được cải tiến và trang bị hiện đại hơn. Do đó đòi hỏi ban lãnh đạo Xí nghiệp và CBCNV phải luôn năng động, sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong sửa chữa, chỉnh bị, lập tàu …

Xí nghiệp còn đảm nhận nhiều công trình do cấp trên giao thêm như: Sửa chữa lớn, hoán cải các đoàn xe khách từ điện 24v thành điện 220v, hoán cải – nâng cấp các đoàn xe chất lượng cao…, sản xuất phụ tùng để sửa chữa, sản xuất nước tinh khiết, xưởng may - giặt đồ ngủ trên tàu… góp phần tăng thêm vào nguồn quỹ lương của Xí nghiệp bình quân hơn 4 tỷ đồng/năm.

 

 

XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN

TIẾP TỤC XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN thời kỳ (2005 - 2014)

 

 

Tiếp bước những thành quả đã đạt được qua 15 năm đổi mới, bằng sự chủ động và sáng tạo của lãnh đạo Xí nghiệp, sự không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ Kỹ sư và cán bộ công nhân viên nhằm thực hiện những nhiệm vụ ngày một khó khăn hơn khi Tổng Công ty và Công ty vận tải Hành khách Đường sắt Sài Gòn (KSG) giao. Nhiều sản phẩm mới được ra đời với chất lượng và mỹ thuật cao, cụ thể:

*. Nhằm thực hiện việc chuyên môn hóa trong sản xuất, nâng cao chất lượng phục vụ khách đi tàu, ngày 25/7/2005 Giám đốc Xí nghiệp ban hành Quyết định số 244/QĐ-TCLĐ thành lập Phân xưởng Bổ trợ vận tải trên cơ sở tách bộ phận sản xuất nước tinh khiết, bộ phận giặt ủi đồ ngủ phục hành đi tàu, bộ phận tăm giấy và bộ phận phụ trách Câu lạc bộ thể thao: Sân Cầu lông, Quần vợt từ Phân xưởng Chế biến Suất ăn trên tàu kể từ ngày 01/8/2005 và điều động bổ nhiệm ông Trần Lê Đức, Phó Quản đốc Phân xưởng Chế biến xuất ăn trên tàu giữ nhiệm vụ Quyền Quản đốc phân xưởng. Đến ngày 18/10/2005 ông Đức được bổ nhiệm chức vụ Quản đốc theo Quyết định số 352/QĐ-TXSG ngày 18/10/2005 của Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn. Đến ngày 16/01/2015 ông Đức nhận nhiệm vụ Đội trưởng Đội bổ trợ vận tải. Ngày 19/5/2008, Giám đốc Xí nghiệp ký Quyết định số 265/QĐ-TXSG bổ nhiệm ông Bùi Hữu Biết nhận nhiệm vụ Phó Quản đốc kể từ ngày 20/5/2008. Đến ngày 01/01/2010 ông Biết được điều động nhận nhiệm vụ Phó phòng Hành chính tổng hợp.

- Tháng 11/2006 Xí nghiệp đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty TNHH Trường Sinh nâng cấp, cải tạo một đoàn xe (FIVE STARS). Sau đó, đến Tháng 10/2007 đoàn xe được cải tạo thành đoàn xe “Con Tàu Vàng” (Golden Train) với yêu cầu kỹ thuật cao từ chất lượng sơn thành xe, giảm xóc lắt, cách âm cao đến thiết kế bên trong toa xe theo yêu cầu của đối tác và chất lượng trang trí nội thất phục vụ Hành khách cao cấp … đảm bảo thời gian và tiến độ thực hiện.

- Tháng 5/2007 được Công ty KSG giao, Xí nghiệp đã thực hiện thành công nâng cấp, cải tạo hai đoàn xe chạy tàu Sài Gòn – Nha Trang (Blue Train - SNT) với tiêu chuẩn kỹ thuật, trang trí nội thất chất lượng cao; đặc biệt đối với đoàn xe này lần đầu tiên Tổng Công ty ĐSVN cho phép Xí nghiệp lắp đặt hệ thống cửa ra vào xe tự động và đây cũng là đoàn tàu duy nhất trong toàn Ngành có toa xe khách lắp đặt thiết bị này.

- Tháng 9/2009, với thành công của việc nâng cấp, hoán cải các đoàn tàu trên, Xí ngiệp được Công ty KSG tiếp tục giao cải tạo, nâng cấp đoàn xe chạy tàu SH Sài Gòn – Huế.

Các đoàn tàu trên sau đưa ra vận dụng phục vụ Hành khách đã được Lãnh đạo trong Ngành, thông tin đại chúng và Hành khách đánh giá cao về chất lượng phương tiện được Công ty khai thác đạt hiệu quả cao về chất lượng và doanh thu.

          *. Do yêu cầu tổ chức và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và đạt hiệu quả trong quản lý. Thực hiện Quyết định số 747/QĐ-ĐS ngày 19/6/2007 ca Tổng Công ty ĐSVN về việc chuyển giao và sáp nhập Xí nghiệp Toa xe khách Đà Nẵng vào Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn và thành lập Trạm Công tác trên tàu Đà Nẵng kể từ ngày 01/7/2007. Đây là đơn vị trực tiếp tổ chức quản lý, điều hành các tổ tàu phục vụ hành khách trên đoàn tàu địa phương.

          Ngày 26/6/2007, Tổng Giám đốc Công ty KSG đã ký Quyết định số 356/QĐ-KSG bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Phương nguyên Quyền Giám đốc Xí nghiệp Toa xe khách Đà Nẵng giữ nhiệm vụ Phó Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn kiêm Trạm trưởng Trạm CT3 Đà Nẵng. Đến ngày 02/5/2013 ông Phương thôi kiêm nhiệm Trạm trưởng cho đến ngày 01/11/2014, ông Phương nghỉ chế độ hưu trí.

Ngày 30/7/2007, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 315/QĐ-TXSG bổ nhiệm ông Lâm Văn Minh nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Xí nghiệp Toa xe khách Đà Nẵng giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/8/2007. Đến tháng 3/2009 ông Minh xin nghỉ việc.

Ngày 30/7/2007, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 314/QĐ-TXSG bổ nhiệm ông Phạm Đức Chí nguyên Trạm trưởng Trạm tàu Đà Nẵng - Xí nghiệp Toa xe khách Đà Nẵng giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/8/2007, đến ngày 02/5/2013 ông Chí được bổ nhiệm Trạm trưởng theo Quyết định số 302/QĐ-TXSG ngày 26/4/2013 của Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn cho đến ngày 16/01/2015, ông Chí cùng Trạm CT3ĐN chuyển giao nhận nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

Ngày 30/7/2007, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 316/QĐ-TXSG bổ nhiệm ông Hoàng Đông Nguyên Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Xí nghiệp Toa xe khách Đà Nẵng giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 01/8/2007, sau đó nhận nhiệm vụ Phó phòng Bảo vệ an ninh quốc phòng. Đến ngày 15/4/2010 ông Đông tiếp tục nhận nhiệm vụ Trạm phó theo Quyết định số 204/QĐ-TXSG ngày 08/4/2010 cho đến ngày 01/5/2013, ông Đông nghỉ việc.

Ngày 08/4/2010, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 204/QĐ-TXSG điều động bố trí ông Phan Văn Thể là Phó phòng NVVT giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 15/4/2010 cho đến ngày 01/10/2014, ông Thể nghỉ việc.

Ngày 26/4/2013, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 303/QĐTXSG bổ nhiệm ông Hoàng Văn Thái trực ban giữ nhiệm vụ Trạm phó kể từ ngày 02/5/2013 đến ngày 16/01/2015, ông Thái chuyển giao nhận nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

* Ngày 12/7/2007, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 281/QĐ-TXSG thành lập Phân xưởng Chế biến Phục vụ ăn uống trên tàu trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ phục vụ ăn uống trên tàu thuộc Trạm CT3 Sài Gòn vào Phân xưởng Chế biến xuất ăn trên tàu và cử ông Vũ Quyết Thắng, Phó Giám đốc kiêm nhiệm vụ Quản đốc (đến 01/10/2007), ông Hoàng Vũ giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc. Ngày 27/9/2007, Giám đốc ký Quyết định số 448/QĐTXSG giao ông Vũ quyền Quản đốc Phân xưởng kể từ ngày 01/10/2007. Đến cuối tháng 9/2008, nhiệm vụ phục vụ ăn uống trên tàu được Công ty chuyển giao cho Xí nghiệp Dịch vụ vận tải và kinh doanh tổng hợp Đường sắt Sài Gòn, ông Vũ nhận nhiệm vụ Trạm phó trạm CT3 Sài Gòn kể từ ngày 10/10/2008 theo Quyết định số 596/QĐ-TXSG ngày 08/10/2008.

 

 

*. Tháng 9/2007, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã           ký Quyết định bổ nhiệm ông Đoàn Long là Phó Giám đốc Xí nghiệp giữ chức vụ Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn kể từ ngày 01/10/2007 cho tới nay.

Phó Giám đốc Xí nghiệp thời kỳ này có các ông:

      -Ông Vũ Quyết Thắng (đến tháng 8/2009 nhận nhiệm vụ GĐ XNTXHSG);

      -Ông Nguyễn Duy Phương (đến tháng 10/2014 nghỉ chế độ hưu trí);

-Ông Hoàng Ngọc Tuân (điều động và bổ nhiệm Phó Giám đốc tháng 10/2007 tháng 5/2008 nghỉ việc);

  -Ông Nguyễn Quốc Vinh (bổ nhiệm Phó Giám đốc tháng 02/2001 đến ngày 16/01/2015 nhận nhiệm vụ tại Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam);

                  -Ông Đinh Xuân Lán (Từ XNĐMSG chuyển đến tháng 8/2009 đến tháng 8/2014 nghỉ chế độ hưu trí);

      -Ông Lương Anh Vũ (bổ nhiệm Phó Giám đốc từ tháng 9/2009 cho đến nay).

 

 

*. Thực hiện Quyết định số 1387/QĐ-ĐS ngày 16/11/2007 của Tổng Công  ty ĐSVN về việc chuyển giao nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho Xí nghiệp Dịch vụ vận tải & kinh doanh tổng hợp Đường sắt Sài Gòn, ngày 12/12/2007 Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 569/QĐ-TXSG thuyên chuyển 132 CBCNV phục vụ ăn uống các mác tàu SE nhận nhiệm vụ tại Xí nghiệp Dịch vụ vận tải & kinh doanh tổng hợp Đường sắt Sài Gòn kể từ ngày 01/01/2008, và đến ngày ngày 23/9/2008 Xí nghiệp tiếp tục thuyên chuyển 47 CBCNV phục vụ ăn uống các mác tàu TN còn lại.

Như vậy, kể từ ngày 01/10/2008 chấm dứt nhiệm vụ phục vụ ăn uống trên tàu tại Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn.

* Ngoài những nhiệm vụ chính theo kế hoạch được giao, hàng năm Xí nghiệp còn nhận nhiều công trình để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV như năm 2010, Xí nghiệp đã cải tạo 05 toa xe của Công Ty Ratraco, cảo tạo nâng cấp 08 toa xe tàu SE1/2 do Ngành và Công Ty giao …góp phần vào quỹ tiền lương dự kiến khoảng 6,3 tỷ đồng. Năm 2011, Xí nghiệp tiếp tục hoán cải, nâng cấp 07 xe đoàn tàu SQN1/2 và các sản phẩm ngoài vận tải khác; góp phần vào quỹ tiền lương dự kiến khoảng 7,3 tỷ đồng. Năm 2012, nhiều công trình sửa chữa toa xe được Xí nghiệp đảm nhận như: Công trình hoán cải lắp điều hòa không khí 06 toa xe hàng cơm, công trình lắp thùng nước 800 lít gầm xe của 20 toa xe khách ngồi cứng, công trình hoán cải, nâng cấp 05 toa xe tàu SE, chỉnh bị đặc biệt các toa xe chạy tàu khách Bắc – Nam (28h) và các sản phẩm ngoài vận tải khác, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho CB-CNV. Nổi bật là công trình hoán cải nâng cấp nội thất, lắp điều hòa không khí 04 toa xe khách du lịch của Công Ty Cổ phần dịch vụ Đường sắt Hoa Phượng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật và đúng tiến độ.

Cùng với việc tìm kiếm đủ việc làm cho người lao động, Xí nghiệp còn tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng sửa chữa như: Hội thảo “Nâng cao chất lượng sửa chữa, bảo dưỡng ổ bi”; “Sửa chữa quang treo, xà nhún Toa xe khách”, “Chống tiêu cực nhiên liệu” với mục đích tìm những giải pháp nâng cao chất lượng phương tiện, hạn chế các sự cố kỹ thuật nhằm giảm trở ngại chạy tàu, nâng tỷ lệ tàu đi, đến đúng giờ, đảm bảo an toàn chạy tàu, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Hành khách. Hoặc các buổi Hội thảo chuyên đề “Nâng cao chất lượng phục vụ Hành khách, tăng doanh thu, làm nổi thương hiệu đoàn tàu Công Ty VTHK Đường sắt Sài Gòn” và Hội thảo “Nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ sửa chữa định kỳ toa xe khách”, hoặc Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động trong sửa chữa toa xe, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo tốt nhất an toàn chạy tàu; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách …vv. Hoặc tổ chức các Hội thi để công nhân khám xe, Trưởng tàu rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, như: Hội thi Công nhân khám xe giỏi năm 2013, Hội thi Trưởng tàu khách giỏi” năm 2014.

Xí nghiệp còn tổ chức nhiều phong trào thi đua như: tổ chức thi đua nâng cao chất lượng phục vụ hành khách với khẩu hiệu: “Tự giác và trách nhiệm vì sự hài lòng của Hành khách, vì thương hiệu của Công Ty VTHK Đường sắt Sài Gòn”; Phong trào thi đua  “Giúp nhau cùng tiến bộ trong trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ” nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng” với tiêu chí: “4 xin, 4 luôn”; hoặc tổ chức các buổi đối thoại giữa Giám đốc, Ban thường vụ Công đoàn với CBCNV các tổ tàu, với công nhân khối sửa chữa …Thông qua các Hội nghị đối thoại, Hội thảo vv… lãnh đạo Xí nghiệp đã truyền đạt đến người lao động tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chất lượng sửa chữa, chỉnh bị toa xe; nêu cao tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn chỉ ra được những việc làm được, những việc chưa làm được, từ đó đưa ra được những biện pháp thiết thực để thực hiện, phục vụ hành khách bằng cái “Tâm” của mình.

Đời sống CBCNV được cải thiện, thu nhập bình quân năm sau tăng hơn năm trước. Từ các nguồn vốn tự có do sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính, Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng mới sân Cầu lông, sân Tennis, Phân xưởng Chế biến suất ăn, Phân xưởng Bổ trợ vận tải hoặc mua sắm các máy móc, thiết bị mới tiên tiến liên quan phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngoài vận tải.

 

 

Sơ đồ thu nhập bình quân NLĐ từ năm 1999 đến năm 2014.

Hàng năm có nhiều tập thể, cá nhân đạt danh hiệu lao động tiến tiến, chiến sĩ thi đua. Các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo và phong trào văn hóa, thể thao luôn được duy trì và đa dạng, tạo sự đoàn kết và không khí thi đua sôi nổi trong phong trào CNVC toàn Xí nghiệp

Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, chúng ta vô cùng tự hào vì sự phát triển không ngừng của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn, đời sống CBCNV được cải thiện, thu nhập bình quân năm sau tăng hơn năm trước. Văn phòng làm việc từ 1 dãy nhà, đến nay chúng ta đã có 2 dãy nhà làm việc khang trang với tiện nghi đầy đủ; nhà xưởng sửa chữa được mở rộng trên 1000m2, Từ các nguồn vốn tự có do sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất  chính, Xí nghiệp đầu tư xây dựng mới sân Cầu lông, sân Tennis, xây dựng mới Phân xưởng Cơ điện lạnh, Phân xưởng Bổ trợ vận tải, lắp đặt nhiều thiết bị mới tiên tiến như máy dập tole, hệ thống lọc nước tinh khiết RO, dây chuyền đóng chai tự động, nâng cấp cầu trục để sửa chữa toa xe thế hệ mới, sửa chữa máy điều hoà không khí …nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn.

 

 

XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TÁI CƠ CẤU (2015 VÀ HIỆN NAY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện chung việc tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ, ngày 17/12/2014, Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ban hành Quyết định số: 1973/QĐ-ĐS về việc chuyển đổi Công ty VTHK Đường sắt Sài Gòn thành Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ kể từ ngày 01/01/2015.

Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn được ban hành theo Quyết định số: 2062/QĐ-ĐS ngày 22/12/2014 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về Điều lệ và tổ chức hoạt động Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn. Công ty đã thành lập Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam và nhiệm vụ phục vụ hành khách trên tàu đã chuyển sang Đoàn tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

Để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi và ổn định tổ chức chung các đơn vị trong Công ty, ngày 04/01/2015, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 61/QĐ-TXSG về việc thuyên thuyển 604 CBCNV thuộc các đơn vị: Phòng nghiệp vụ vận tải, Trạm CT3 Sài Gòn, Trạm CT3 Đà Nẵng, Phân xưởng Bổ trợ vận tải, Đội bảo vệ trên tàu và một số CBCNV khối Văn phòng Xí nghiệp nhận công tác tại Đoàn Tiếp viên Đường sắt Phương Nam.

Cùng với việc thuyên chuyển khối phục vụ vận tải, ngày 04/01/2015, Giám đốc Xí nghiệp đã ký Quyết định số 63/QĐ-TXSG chuyển nguyên trạng vật tư, nhân lực Trạm Lưu trú Hải Vân Bắc nhận nhiệm vụ tại Chi nhánh Vận tải Đường sắt Miền bắc tại Hà Nội kể từ ngày 16/01/2015. Ngoài ra Giám đốc Xí nghiệp còn ký Quyết định số 62/QĐ-TXSG điều động 13 công nhân áp tải kỹ thuật theo tàu tại Trạm TC3 Đà Nẵng đến nhận nhiệm vụ tại Xí nghiệp Toa xe Đà Nẵng ...vv.

Như vậy, kể từ ngày 16/01/2015, nhiệm vụ phục vụ hành khách trên tàu được chuyển sang Đoàn Tiếp viên Đường sắt Phương Nam quản lý, Xí nghiệp được Công ty giao thực hiện nhiệm vụ chính là: Sản xuất kinh doanh vận tải; quản lý vận dụng sửa chữa toa xe; tổ chức lập tàu khách, giải thể tàu, chỉnh bị toa xe; khám chữa, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất toa xe. Tổ chức quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác các phương tiện, máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư kỹ thuật theo quy định của Công ty.

Ngày 16/01/2015, Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã ban hành Quyết định số: 21/QĐ-VTSG về việc thành lập Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn - Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn (Tên gọi tắt Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn).

Cùng với việc ký Quyết định thành lập Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn, Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn cũng ký các Quyết định bổ nhiệm bố trí bộ máy cán bộ lãnh đạo của Xí nghiệp như sau:

* Ban Giám đốc:

         -Ông Đoàn Long giữ nhiệm vụ Giám đốc;

         -Ông Vũ Quyết Thắng (nguyên GĐ XNTXH SG) giữ nhiệm vụ Phó Giám đốc;

         -Ông Lương Anh Vũ (nguyên PGĐ XNTX SG) giữ nhiệm vụ Phó Giám đốc;

         -Ông Mai Thế Mạnh (nguyên PGĐ XNTXH SG) giữ nhiệm vụ Phó Giám đốc;

         -Ông Hoàng Văn Dung (nguyên PGĐ XNTXH SG) giữ nhiệm vụ Phó Giám đốc.

* Công tác Đảng, đoàn thể:

-Ông Đoàn Long, Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy;

-Ông Hoàng Văn Dung,  Phó Giám đốc kiêm Phó bí thư thường trực Đảng ủy;

-Ông Nguyễn Phi Hùng nguyên Chủ tịch Công đoàn XN TXHSG giữ nhiệm vụ Chủ tịch Công Đoàn Xí nghiệp;

-Ông Nguyễn Đình Toàn, Phó trưởng phòng Tổ chức Hành chính kiêm nhiệm Phó chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp;

-Ông Trần Duy Mạnh KTV phòng Kỹ thuật kiêm Phó Bí thư đoàn Xí nghiệp phụ trách công tác Đoàn Xí nghiệp.

* Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp được quy định tại Quyết định số: 21/QĐ-VTSG ngày 16/01/2015 về việc thành lập Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn và Quyết định số 318/QĐ-VTSG ngày 27/4/2015 của Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn về Quy chế tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn.

Ngày 05/02/2015, ông Đoàn Long, Giám đốc Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn đã ký Quyết định số 130/QĐ-TXSG tiếp nhận 218 CBCNV từ Xí nghiệp vận dụng Toa xe hàng Sài Gòn chuyển sang. Cùng với 516 CBCNV hiện có tại Xí nghiệp, cũng trong ngày 05/02/2015, Giám đốc đã ký các Quyết định thành lập các phòng tham mưu giúp việc và các đơn vị trực tiếp sản xuất có hiệu lực kể từ ngày 16/01/2015 như sau:

- Phòng tham mưu giúp việc:  05 phòng gồm

1. Phòng Tổ chức - Hành chính có 36 CBCNV bao gồm cả bảo vệ Xí nghiệp, bảo vệ khu vực Sóng Thần do ông Bùi Văn Quỳnh giữ nhiệm vụ Trưởng phòng; ông Nguyễn Đình Toàn, ông Hoàng Vũ, ông Trương Khánh Hưng giữ nhiệm vụ Phó trưởng phòng;

2. Phòng Tài chính - Kế toán có 07 CBCNV do ông Phạm Mộng Giao giữ nhiệm vụ Phó phòng phụ trách phòng, ông Đỗ Văn Khoa giữ nhiệm vụ Phó trưởng phòng, ông Đoàn Quang Thái (nguyên trưởng phòng kế toán XNTXH SG) giữ nhiệm vụ phó trưởng phòng;

3. Phòng Kế hoạch - Vật tư bao gồm cả thủ kho, cấp phát vật tư và lái xe có 24 CBCNV do ông Nguyễn Nam Hồng giữ nhiệm vụ Phó phòng phụ trách phòng, các ông Đào Văn Bình (nguyên trưởng phòng Cung tiêu vật tư thiết bị XNVDTXH SG), ông Phạm Tiến Dũng, ông Phạm Xuân Thái giữ nhiệm vụ Phó trưởng phòng;

4. Phòng Kỹ thuật - KCS có 15 CBCNV do ông Phạm Quang Tuấn giữ nhiệm vụ Trưởng phòng; ông Nguyễn Thanh Tính (nguyên trưởng phòng Kỹ thuật XNVDTXH SG) và bà Nguyễn Thị Ngọc Sơn giữ nhiệm vụ Phó trưởng phòng;

5. Phòng An toàn - Nghiệp vụ  có 08 CBCNV do ông Trần Ngọc Long giữ nhiệm vụ Trưởng phòng, ông Dương Văn Thanh (nguyên phó phòng Vận dụng XNVDTXH SG) và ông Nguyễn Hoàng Nam giữ nhiệm vụ Phó trưởng phòng.

- Các đơn vị trực tiếp sản xuất: Có 11 đơn vị gồm

1. Phân xưởng Sửa chữa Toa xe Sài Gòn có 103 CBCNV do ông Trần Văn Cần giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Vũ Trọng Tân giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc;

2. Phân xưởng Thiết bị phụ tùng có 48 CBCNV do ông Trương Văn Dũng giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Trần Công Thành giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc;

3. Phân xưởng Chỉnh bị Toa xe có 115 CBCNV do ông Đỗ Ngọc Hà giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Vũ Công Bách giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc;

4. Phân xưởng Cơ - Điện - Lạnh có 84 CBCNV do ông Vũ Quyết Thắng PGĐ kiêm nhiệm Quản đốc Phân xưởng, ông Vũ Anh Tuấn và ông Huỳnh Khắc Tùng giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc;

5. Phân xưởng Sửa chữa Toa xe Sóng Thần có 41 CBCNV do ông Cam Đức Sản giữ nhiệm vụ Quản đốc;

6. Trung tâm Cơ khí Toa xe Tháp Chàm có 125 CBCNV do ông Vũ Đức Hải, giữ nhiệm vụ phó Giám đốc trung tâm, phụ trách trung tâm; ông Nguyễn Xuân Thủy giữ nhiệm vụ trưởng phòng nghiệp vụ; ông Nguyễn Quang Chương giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Vũ Thế Mạnh giữ nhiệm vụ phó Quản đốc Phân xưởng Sửa chữa; Bà Nguyễn Thị Dung giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Trần Văn Hiền giữ nhiệm vụ phó Quản đốc Phân xưởng Cơ khí;

7. Trạm Khám chữa Toa xe Sài Gòn có 17 CBCNV do ông Nguyễn Cao Tường giữ nhiệm vụ Trạm trưởng;

8. Trạm Khám chữa Toa xe Sóng Thần có 51 CBCNV do ông Nguyễn Phúc Sương giữ nhiệm vụ Trạm trưởng, ông Phạm Huy Bình giữ nhiệm vụ Trạm phó;

9. Trạm Khám chữa Toa xe Bình Thuận có 18 CBCNV do ông Lê Thành Phước giữ nhiệm vụ Trạm trưởng, ông Nguyễn Văn Quang giữ nhiệm vụ Trạm phó;

10. Trạm Khám chữa Toa xe Tháp Chàm có 14 CBCNV do ông Nguyễn Quang Trung giữ nhiệm vụ Trạm trưởng;

11. Đội Bổ trợ sản xuất có 21 CBCNV do ông Trần Lê Đức (nguyên Quản đốc Phân xưởng Bổ trợ vận tải) giữ nhiệm vụ Đội trưởng, bà Nguyễn Thị Liên (nguyên phụ trách phòng hành chính tổng hợp Xí nghiệp VDTXHSG), ông Bùi Hữu Biết (nguyên phó phòng HCTH) giữ nhiệm vụ Phó Đội trưởng.

* Như vậy, tính đến ngày 16/01/2015, toàn Xí nghiệp có 734 CBCNV, được giao quản lý vận dụng 476 toa xe khách và 517 toa xe hàng các loại, thực hiện nhiệm vụ chính là: Sản xuất kinh doanh vận tải; quản lý vận dụng sửa chữa toa xe; tổ chức lập tàu khách, giải thể tàu, chỉnh bị toa xe; khám chữa, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất toa xe.

Ngay từ khi thực hiện chuyển đổi, Xí nghiệp đã phải tập trung toàn bộ hệ thống chính trị để bố trí nhân lực, ổn định bộ máy tổ chức điều hành sản xuất phục vụ vận tải. Đặc biệt là việc chuẩn bị phương tiện cho chiến dịch phục vụ vận chuyển hành khách tết Ất Mùi 2015. Với sự nhạy bén của lãnh đạo Xí nghiệp cùng với lòng quyết tâm cao của mỗi CBCNV, Xí nghiệp đã đảm bảo đầy đủ các toa xe, trang thiết bị phương tiện bị kỹ thuật trên các đoàn tàu phục vụ hành khách tết Ất Mùi kịp thời, đảm bảo an toàn các mặt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong năm 2015, mặc dù bước đầu thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp, Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác bố trí sắp xếp tổ chức, ổn định công tác tư tưởng, hoạt động sản xuất bình hành; xây dựng, sửa đổi và bổ sung kịp thời các quy chế quản lý nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn các mặt cũng như đảm bảo đủ việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Về sản lượng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD tính đến tháng 10/2015

T

T

Các chỉ tiêu

Th/hiện

đến   10/2015

KH

năm

2015

Tỷ lệ

đạt (%)

So với cùng kỳ 2014

Dự dự dự kiến cả năm

Tỷ lệ

đạt (%)

1

Sửa chữa nhỏ TXK (xe)

269

340

79,12

105,08%

340

100

2

Sửa chữa nhỏ TXH (xe)

489

340

143,82

92,97%

609

179

3

TXK tác nghiệp KT (xe)

167.985

196.565

85,46

 

 

196.565

100

4

TXH tác nghiệp KT (xe)

157.751

130.747

82,88

 

 

157.751

100

5

Sửa chữa lớn TXK (xe)

29

47

61,70

103,57%

 47

100

6

Sửa chữa lớn TXH (xe)

71

81

87,65

 60,68%

 81

100

Xí nghiệp thực hiện cải tạo, nâng cấp toa xe: Lắp thiết bị vệ sinh tự hoại (Petech) lên 106 toa xe; Nâng cấp hoán cải 49 toa xe. Ngoài ra Xí nghiệp còn thực hiện nhiều sản phẩm khác góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho CB-CNV, đời sống cán bộ, công nhân viên được cải thiện. Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong 9 tháng đầu năm 2015, thu nhập bình quân/ người toàn Xí nghiệp đạt: 7.769.000đ/người/tháng, tăng 18,50% so cùng kỳ (năm 2014 thu nhập bình quân 9 tháng đầu năm đạt 6.556.000đ/người/tháng).

Đồng hành với việc lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp còn tập trung thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu, để cùng Công ty chuyển mô hình hoạt động Công ty TNHH một thành viên Vận tải Đường sắt Sài Gòn sang Công ty Cổ phần chính thức hoạt động vào tháng 01/2016. Trên tinh thần tinh giảm bộ máy gián tiếp, nhưng không có CBCNV nào không bố trí được việc làm. Xí nghiệp đã tổ chức tuyên truyền cho mọi CBCNV hiểu rõ, chính sách, quyền lợi của người lao động khi cổ phần hóa cũng như chế độ quyền lợi khi giải quyết lao động dôi dư.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Xí nghiệp cùng với truyền thống đoàn kết, thống nhất, lao động sáng tạo của mỗi CBCNV trong Xí nghiệp đã vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

 

 

 

 

 

 SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(14/4/1976 – 14/4/2016)

 

 

 

 

 

 

ĐỀ-PÔ XE LỬA CHÍ HÒA NHỮNG NGÀY ĐẦU XÂY DỰNG ĐẾN TRƯỚC NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4/1975

 

 

 

 

 

 

Nói đền lịch sử xây dựng và trưởng thành của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn ngày nay, không thể không nói đến qtrình thiết lập, xây dựng các tuyến Đường sắt ở Việt Nam những ngày đầu xây dựng cuối thế kỷ XIX cùng với quá trình Thực dân Pháp tiến hành xâm lược, thống trị và khai thác thuộc địa ở nước taĐề-Pô xe lửa Sài Gòn đầu thế kỷ XX.

Tháng 11/1880 chính quyền thực dân Nam Kỳ giao cho nhà thầu Giô-rê (Joret) đảm nhận khởi công xây dựng tuyến Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Đây là tuyến Đường sắt đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, dài gần 71km, khổ đường 1m; ngoài 2 Ga đầu tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho còn có 18 điểm gồm 2 Ga chính, 11 Ga xép và 5 điểm dừng. Ngày 30/10/1882 đoạn đường này đưa vào sử dụng nhưng phải đến 3 năm sau, ngày 20/7/1885 mới chính thức khởi hành đôi tàu Sài Gòn – Mỹ Tho. Đây là giai đoạn sơ khai, Ga Sài Gòn đặt gần chợ Bến Thành (nay là Công viên 23/9), thời kỳ 1885-1889 dùng Đầu máy hơi nước và ô tô ray kéo tàu, các toa xe chở khách có  2 trục và nặng 16 tấn mỗi toa. Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/01/1913 tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho có tổng số 102 toa xe, trong đó 29 toa xe khách, 31 toa xe hàng và 42 toa công vụ.

Lịch sử ghi lại: thực hiện “Chương trình 1924” của Toàn quyền Đông Dương Mec-Lanh (MerLin). Đề-Pô xe lửa Chí Hòa (còn gọi là Đề-Pô xe lửa Sài Gòn) được xây dựng năm 1928 và hoàn thành năm 1932. Đây là nơi cung cấp, sửa chữa đầu máy, toa xe chuẩn bị cho việc thông tàu xuyên Việt vào năm 1936.

Đề-Pô xe lửa Chí Hòa thuộc Ty Cơ xa Sài Gòn rộng khoảng 80.000m2 với 3 nhà xưởng độc lập, mái vòm cong nghiêng xếp từng lớp bằng “Bê tông cốt thép” mà hiện nay vẫn còn tồn tại.

Theo tư liệu “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh” tập 1 có ghi lại “Đông Dương Cộng sản Đảng tại Sài Gòn hình thành từ tháng 7/1929 đã đi ngay vào những nơi có công nhân, thợ thủ công, giới bồi bếp … trong đó có Đề-Pô xe lửa Sài Gòn. Tại Đề-Pô tháng 3/1930 Đảng bộ Thành phố Sài Gòn Gia Định thành lập Chi bộ Đảng nằm trong tổng số 20 Chi bộ với khoảng 130 đảng viên, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy và Thành ủy. Tháng 7/1930 đại biểu của Đề-Pô xe lửa Sài Gòn đã tham gia Đại hội lần thứ I của công hội”.

Trong cao trào cứu nước giải phóng dân tộc (1939-1945) công nhân Đường sắt nói chung và công nhân Đề-Pô xe lửa Chí Hòa nói riêng tiếp tục đấu tranh tích cực chuẩn bị lực lượng để đến tháng 8/1945 cùng công nhân, nhân dân lao động cả nước vùng lên tổng khởi nghĩa cướp chính quyền.

Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về đình chiến ở Đông Dương đã chia cắt đất nước tại Vĩ tuyến 17, tuyến đường sắt xuyên Việt cũng bị chia cắt tại đây. Ở Miền Nam, Mỹ, Ngụy tập trung tái thiết Đường sắt ngoài mục đích phục vụ kinh tế, còn là phương tiện thực hiện âm mưu theo đuổi chiến tranh.

Những năm 1960-1970 trước những làn sóng đấu tranh của công  nhân các Đề-Pô Chí Hòa, Dĩ An, Tháp Chàm, Nha Trang. Ngành Hỏa xa Miền Nam luôn bị thua lỗ và đứng trước nguy cơ phải đóng cửa hoạt động. Chính quyền Sài Gòn đã chuẩn bị phương án thu hẹp hoạt động, đóng cửa các đoạn từ Long Khánh đến Sông Mao và từ Nha Trang đến Đà Nẵng …

Giai đoạn 1972-1975 cụ thể là cuối năm 1972 đầu năm 1973 công nhân Đề-Pô Chí Hòa đã cùng với công nhân các Đề-Pô khác tham gia đấu tranh quyết liệt, các Báo Điện Tín, Dân luận … đã đưa tin về cuộc đấu tranh này và nhận định những thành quả mà công nhân Hỏa xa đạt được đã phải đổi bằng xương máu.

Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, công nhân các Đề-Pô xe lửa trong đó có Đề-Pô Chí Hòa đã nhận lệnh, triển khai kế hoạch bảo vệ đầu máy, toa xe, cơ xưởng để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

 

 

 

 

 

 

ĐOẠN TOA XE CHÍ HÒA – XÍ NGHIỆP TOA XE SÀI GÒN        NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH LẬP (1975 – 1979)

 

 

 

 

 

 

Sau ngày Miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, ngày 03/5/1975 đoàn cán bộ Ngành Đường sắt từ Miền Bắc vào tiếp quản đã nhanh chóng tiếp nhận Ty cơ xa Chí Hòa, đến ngày 20/9/1975 Tổng cục Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 53/TC thành lập Đoạn Đầu máy - Toa xe Chí Hòa do Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt Nam trực tiếp quản lý và lãnh đạo.

Ban lãnh đạo Đoạn Đoạn Đầu máy - Toa xe Chí Hòa thời kỳ đầu có:

Ông Nguyễn Thành Long, Bí thư Đảng ủy;

Ông Huỳnh Văn Tốt, Đoạn trưởng;

Ông Trần Văn Lộc, Thư ký Công đoàn;

Ông Hồ Kỳ Thơ, Bí thư Chi đoàn lâm thời.

Để gấp rút phục vụ nhu cầu vận tải, Ban lãnh đạo Đoạn đã nhanh chóng ổn định CBCNV toàn Đoạn hiện có lúc bấy giờ một mặt bảo quản giữ gìn trang thiết bị hiện có, một mặt nhanh chóng khôi phục li từng cơ sở vật chất, sửa chữa từng đầu máy, từng toa xe để đưa ra vận dụng.

Để phù hợp với tính chất, đặc thù sản xuất, ngày 14 tháng 4 năm 1976 Tổng cục Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 317/TC tách Đoạn Đầu máy Toa xe Chí Hòa thành 2 đơn vị: “Đoạn Đầu máy Chí Hòa” và “Đoạn Toa xe Chí Hòa” là 2 đơn vị hạch toán nội bộ, được mở tài khoản tại Ngân hàng và có dấu riêng để giao dịch, trực thuộc Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt Nam quản lý và lãnh đạo toàn diện, đến tháng 9/1976 là Ban quản lý Đường sắt III.

Ngày 14 tháng 4 năm 1976 cũng chính là mốc đánh dấu ngày ra đời của của Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn ngày nay.

Đoạn Toa xe Chí Hòa có nhiệm vụ:

- Tổ chức quản lý và vận dụng các loại toa xe của Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt Nam giao, phục vụ yêu cầu vận tải của Ban chỉ huy.

- Tổ chức bảo dưỡng, khám hãm, làm dầu và sửa chữa định kỳ các loại toa xe theo kế hoạch của Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam Việt nam giao với chất lượng tốt, giá thành hạ.

- Quản lý và sử dụng tốt các máy móc, thiết bị, phương tiện khác của Đoạn.

Từ ngày đầu thành lập, Đoạn Toa xe Chí Hòa với cơ sở sản xuất là một xa xưởng lợp tôn (tole), diện tích 3.900m2 được dựng lên từ thời kỳ Pháp thuộc, qua thời Mỹ – Ngụy cho đến khi chính quyền Cách mạng tiếp quản. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu có một số thiết bị cơ khí, dụng cụ cũ kỹ với 93 CB CNV trong đó có 60 công nhân lao động trực tiếp; với năng lực sửa chữa hàng tháng 1 toa xe khách và 1,5 toa xe hàng. Đoạn trực tiếp quản lý 02 Trạm khám và sửa chữa toa xe là Trạm Khám xe Sài Gòn và Trạm khám xe Biên Hòa.

Ngày 27/8/1976, Ban chỉ huy Đường sắt Miền Nam ban hành Quyết định số 869/QĐ-CB và Công văn số 200/LĐTL chuyển 41 CB CNV gián tiếp và 164 CNV trực tiếp (trong đó có số CB CNV tiếp nhận từ tháng 4/1976) từ Đọan Đầu máy Toa xe Chí Hòa sang Đoạn Toa xe Chí Hòa.

Với lực lượng nhân lực được điều động trên cùng một số cán bộ được điều từ Miền Bắc vào, ngày 10/9/1976 ông Phan Hữu Trí, Giám đốc Đoạn Toa xe Chí Hòa đã ký Quyết định số 14/QĐ-TC về việc tổ chức sắp xếp lại các Phòng ban, Phân xưởng, Đội, Trạm thuộc Đoạn Toa xe Chí Hòa để quản lý họat động sản xuất bao gồm 222 CBCNV (58 lao động gián tiếp và 164 lao động trực tiếp), cụ thể:

          * Lãnh đạo Đoạn:

-Bí thư Đảng ủy:   Ông Phan Hồng Giỏi;

-Đoạn trưởng:       Ông Phan Hữu Trí;

-Đoạn phó:                    Ông Trần Kiếm và ông Phan Hồng Giỏi;

-Thư ký Công đoàn chuyên trách:     Ông Dương Minh Châu;

-Bí thư Đoàn Thanh niên lâm thời:  Ông Võ Sáu.

* Các phòng tham mưu (07 phòng) gồm:

          1. Phòng Nhân sự Tiền lương: Gồm 09 CBCNV do ông Huỳnh Phước Thiện làm Trưởng phòng;

          2. Phòng Tài vụ: Gồm 07 CBCNV do ông Hàng Chức Nguyên làm Trưởng phòng;

          3. Phòng Kế hoạch:  Gồm 02 CBCNV (chưa có trưởng phó phòng);

          4. Phòng Vật tư: Gồm 12 CBCNV do ông Nguyễn Văn Định làm Trưởng phòng;

          5. Phòng Kỹ thuật: Gồm 03 CBCNV do ông Trần Tử Chương, Phó phòng phụ trách phòng;

          6. Phòng Bào vệ quân sự: Gồm 07 CBCNV do ông Phạm Văn Cương làm Trưởng phòng;

          7. Phòng Hành chính Quản trị: Gồm 05 CBNV do ông Phạm Văn Long làm Trưởng phòng.

          * Các đơn vị trực tiếp xản xuất (06) đơn vị gồm:

          1. Phân xưởng Sửa chữa toa xe: Gồm 23 CBCNV do ông Phạm Công Suổi giữ nhiệm vụ Quản đốc;

          2. Phân xưởng Cơ khí:  Gồm 41 CBCNV do ông Nguyễn Nhật Tân giữ nhiệm vụ Quản đốc, ông Nguyễn Văn Đỉnh giữ nhiệm vụ Phó Quản đốc;

          3. Phân xưởng Cơ điện và Kiến thiết cơ bản:  Gồm 23 CBCNV do ông Lê Văn Tốt giữ nhiệm vụ Quản đốc;

          4. Đội Cứu viện:  Gồm 07 CBCNV do ông Võ Sáu giữ nhiệm vụ đội trưởng, ông Cao Văn Thuận giữ nhiệm vụ Đội phó;

          5. Trạm Khám xe Sài Gòn: Gồm 42 CBCNV do ông Đoàn Văn Mạnh giữ nhiệm vụ quyền Trạm trưởng;

           6. Trạm Khám xe Mương Mán:  Gồm 11 CBCNV do ông Nguyễn Văn Phan phụ trách.

          Tháng 10/1976 Đoạn Toa xe Chí Hòa tiếp nhận 04 đơn vị với 125 CBCNV từ Đoạn Đường sắt II Nha Trang chuyển giao bao gồm:

1. Phân xưởng Sửa chữa Toa xe Tháp Chàm do ông Nguyễn Văn Chánh giữ nhiệm vụ Xưởng trưởng;

2. Trạm Khám xe Tháp Chàm do ông Hồ Lãng giữ nhiệm vụ Trạm trưởng;

3. Trạm Khám xe Nha Trang do ông Hùynh Cẩm giữ nhiệm vụ Trạm trưởng;

4. Trạm Khám xe Quy Nhơn – Diêu Trì do ông Hồ Nhiên giữ nhiệm vụ Trạm trưởng, ông Đoàn Cửu giữ nhiệm vụ Trạm phó. Nhưng đến tháng 11/1976 Tổng Cục Đường sắt đã có Công điện số 284B ngày 20/ 11/ 1976, yêu cầu Đoạn Toa xe Chí Hòa bàn giao Trạm Khám xe Quy Nhơn-Diêu Trì bao gồm 19 CBCNV cho Ban Quản lý Đường sắt II kể từ ngày 01/12/1976.

Như vậy tính đến tháng 12/1976 Đoạn Toa xe Chí Hòa có 328 CB CNV được tổ chức thành 06 phòng tham mưu chức năng và 09 đơn vị trực tiếp sản xuất .

Trong thời gian này, có thể nói đây là giai đoạn thật sự khó khăn của Đoạn Toa xe Chí Hòa; văn phòng làm việc không có, phải sử dụng các toa xe 2 trục cũ kỹ, chật chội, nóng bức làm nơi làm việc của Đảng ủy, Giám đốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên… các Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Nhân sự tiền lương… đặt bàn san sát nhau ở ngôi nhà thấp của Xa xưởng. Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc là vậy nhưng Đoạn Toa xe Chí Hòa ngoài nhiệm vụ quản lý, vận dụng các loại toa xe phục vụ yêu cầu vận tải, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ các loại toa xe theo kế hoạch …còn phải đảm nhận  nhiệm vụ rất nặng nề đó là: Chuẩn bị những toa xe thật tốt, đặc biệt là cải tiến hệ thống hãm chân không (vẫn dùng ở Miền Nam) thành hãm gió ép để thống nhất về kỹ thuật trong cả nước để lập đoàn tàu phục vụ thông xe tuyến Đường sắt Thống nhất đảm bảo tuyệt đối an toàn các mặt theo đúng kế hoạch.

Chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Sự kiện chính trị quan trọng của Ngành Đường sắt Việt nam là thông tàu tuyến Đường sắt Thống nhất Bắc Nam đúng dự kiến. Ngày 31/12/1976 tại Hà Nội và Thà